Cuộc sống tuổi già ở nhà dưỡng lão?
Trung tâm dưỡng lão : Một khái niệm sắp và sẽ gần gũi hơn với người Việt Nam, với những cai nhìn khác nhau và dưới đây là một cách nhìn mà Orihome cùng các bạn cùng tham khảo và cho ý kiến.
Trung tâm dưỡng lão : Một khái niệm sắp và sẽ gần gũi hơn với người Việt Nam, với những cai nhìn khác nhau và dưới đây là một cách nhìn mà Orihome cùng các bạn cùng tham khảo và cho ý kiến.
Người gửi: Bùi Văn Bông
Gửi tới: Ban Đời sống
Tiêu đề: Sống ở nhà dưỡng lão
Tôi cũng đã bắt đầu bước vào ngưỡng cửa căn phòng của những người lớn tuổi, và vì vậy có vài suy nghĩ về việc sống trong các trung tâm dưỡng lão ra sao.
Theo tôi, việc người già sống trong các trung tâm nuôi dưỡng người cao tuổi hay trung tâm dưỡng lão phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh của từng gia đình.
Người Việt có tâm lý thích con đàn, cháu đống, quan niệm cuộc sống phải phồn thịnh, sinh sôi nảy nở, rồi quan tâm chăm sóc lẫn nhau, nhất là khi gặp khó khăn, ốm yếu, đói nghèo, đoàn kết tương trợ nhau... Do đó, tâm lý người Việt khác hẳn với các nước phương Tây.
Khám chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi tại dưỡng lão Orihome
Tôi thấy người già ở các nước phương Tây họ không sống cùng con cháu mà luôn sống riêng biệt ở nhà riêng của họ. Hoặc họ bán nhà của mình đi và mua một căn hộ nhỏ hơn, để giành tiền chi phí cho cuộc sống cuối đời trong trung tâm dưỡng lão.
Phải nói rằng các trung tâm dưỡng lão của họ rất đẹp, rất thanh bình, yên ả, sạch sẽ, dịch vụ phục vụ đầy tình người và vô cùng chu đáo. Hầu hết họ rất vui vẻ và hạnh phúc. Họ sống với nhau như một gia đình lớn.
Tôi đã đến thăm những trung tâm như vậy ở New Zealand. Tôi thấy thật là tuyệt vời. Sống ở các trung tâm đó trong thời gian còn lại của cuộc đời khi về già thì thật là tuyệt vời.
Ở Việt Nam ta thì việc này không phổ biến do truyền thống văn hoá, do quan niệm về cuộc sống của người Việt từ xa xưa, quan niệm về đạo đức, tình cảm, sự gắn bó, lương tâm, trách nhiệm, dư luận xã hội...
Nhưng theo tôi thì sống trong các trung tâm dưỡng lão hoặc nhà riêng của mình là tốt nhất vì những lẽ sau đây:
- Người già được sống trong không khí yên tĩnh, thanh bình, thân ái, đoàn kết và tự do. Họ không bị ảnh hưởng bởi không khí ồn ào, tất bật, khẩn trương, căng thẳng... của lớp người trẻ tuổi đang phải đương đầu trong cuộc sống thường nhật.
- Người trẻ tuổi sẽ được tự do làm các công việc mà họ yêu thích trong cuộc sống tại căn nhà của họ mà không ngại rằng mình làm phiền người cao tuổi. Họ có thể sống theo lối sống của họ và người già cũng sống theo cách riêng tại trung tâm dưỡng lão. Điều này giúp tránh được những mẫu thuẫn nảy sinh do hai thế hệ khác nhau chung sống trong cùng một mái nhà.
- Người già thực sự được nghỉ ngơi một cách thoải mái cho đoạn cuối cuộc đời của mình mà không bị phiền toái bởi những công việc như chợ búa, cơm nước, trông các cháu nhỏ, dọn dẹp nhà cửa, đưa cháu đến trường và đón về nhà, dỗ các cháu khi chúng đánh cãi nhau, lo tắm giặt cho bọn trẻ...
Những công việc đó thật vô cùng vất vả. Việc này đáng ra là của những người trẻ tuổi đã có gia đình phải làm. Nhưng họ đi làm từ sáng đến tối mới về, không có thời gian chăm sóc con cái. Hơn thế, lại còn nhiều cậu ấm cô chiêu luôn tỏ ra bận rộn quá mức, mệt mỏi quá mức, cáu kỉnh, không thèm đụng chân đụng tay làm bất cứ việc gì sau khi từ cơ quan trở về nhà. Họ nghĩ rằng họ đã quá mệt rồi nên không còn làm gì được nữa, không hiểu rằng cha mẹ họ tuổi đã cao, sức đã yếu còn vất vả hơn nhiều lần với hàng núi việc không tên trong ngày.
Đấy, vì thế cho nên người già nên sống tại trung tâm dưỡng lão là tốt hơn cả. Ngoài ra việc này còn có ý nghiã trong việc giáo dục và đào tạo những người trẻ tuổi phải tự rèn luyện mình, không thể ỷ lại, lười biếng, giả dối, họ phải tự chịu trách nhiệm về công việc và cuộc sống của riêng họ.
Nhưng tiền lấy ở đâu ra mà vào trại dưỡng lão hay ở riêng tại nhà của mình? Một tập quán lâu đời của người Việt là luôn làm tất cả cho con cháu; khi già thường cho con cháu hầu hết tài sản. Đây là một truyền thống rất lâu đời và tốt đẹp của người Việt Nam.
Nhưng nay cuộc sống đã thay đổi, quan niệm của thế hệ trẻ đã khác nhiều rồi. Do đó mà bao nhiêu việc đau lòng, bất chấp đạo lý, truyền thống, lương tâm đã xảy ra đối với người già là khi đã cho con cháu hết tài sản mà không may bị ốm đau, khó tính. Khi đó, một số người trẻ tuổi chỉ chăm chăm lên án, trách móc, phàn nàn, kêu ca, thiếu quan tâm đến họ dù đã hưởng toàn bộ tài sản của ông bà, cha mẹ họ chuyển cho. Bất hạnh đến với người già mà không thể nào giải quyết được.
Chính vì vậy, phương thức giải quyết cho cuộc sống của chính mình khi về già là không thể cho con cháu tất cả tài sản của mình được, mà chỉ có thể cho chúng khi đã về bên kia thế giới bằng di chúc.
Như vậy, người già nên ở riêng trong căn nhà của mình hoặc ở trung tâm dưỡng lão. Con cháu nếu có điều kiện thì đến thăm; hoặc người già về thăm con cháu một hai ngày khi có thể. Như thế là tốt nhất.
Tôi biết rằng sẽ có nhiều ý kiến trái ngược với quan điểm của tôi. Nhưng cuộc sống nhất định sẽ diễn ra như thế, khi mà xã hội tiến lên hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Sống như vậy thật là lý tưởng và cuộc đời ngắn ngủi thật là êm đẹp.
Ý kiến của bạn?
Xem thêm bài : Niềm tin nơi viện dưỡng lão
Thẻ tìm kiếm : viện dưỡng lão, trung tâm dưỡng lão, vien duong lao, trung tam duong lao