Chăm sóc người già bị lẫn
Đôi khi, ông kể với khách là con cháu không chịu tới thăm ông, trách tụi nó không cho ông ăn uống, dù trên tay vẫn cầm tăm, phần cơm ăn xong chưa kịp dọn. Đó là một biểu hiện bệnh lú lẫn ở NCT…
Đôi khi, ông kể với khách là con cháu không chịu tới thăm ông, trách tụi nó không cho ông ăn uống, dù trên tay vẫn cầm tăm, phần cơm ăn xong chưa kịp dọn. Đó là một biểu hiện bệnh lú lẫn ở NCT…
Biểu hiện: 1. Hay đi lang thang, lạc đường: Đi tìm hiểu xung quanh, lục lọi đồ vật, hoặc bực mình, không diễn tả truyền đạt được ý muốn. 2. Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng: Người bệnh gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm; hay nổi cáu, la hét. Có lúc lại rất nghe lời. 3. Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè, hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật; nghe âm thanh và nhìn thấy sự vật không có thực. Ít ngủ ban đêm, sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay ngủ ngày. Hiện chưa có thuốc trị dứt bệnh mà chỉ trì hoãn diễn biến xấu cho người bệnh. Cần khiến người bệnh luôn cảm thấy thoải mái. Chăm sóc: 1. Về ăn uống: Vì sự an toàn, tránh để bệnh nhân nấu nướng. Nhắc giờ ăn. Dọn từng món tránh trường hợp người bệnh bối rối không biết chọn món nào. Nên xen kẽ món ăn khác nhau nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng. Cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. 2. Ngủ nghỉ: Khuyến khích bệnh nhân tham dự nhiều sinh hoạt ban ngày, tránh uống nhiều nước buổi chiều để họ khỏi thức dậy tiểu đêm. Tránh cho uống nhiều thuốc ngủ, giới hạn ngủ ngày. 3. Thuốc men: Cất dược phẩm trong tủ khóa kĩ. Cần trực tiếp giúp người bệnh uống thuốc cho đúng giờ, đúng phân lượng. Với bệnh nhân không chịu uống thuốc, nên nghiền thuốc nhỏ, pha lẫn với chút thức ăn, nước trái cây. 4. Quần áo: Quần áo rộng rãi, thoải mái khi mặc, ít nút, móc rắc rối. Nhiều khi bệnh nhân chỉ thích mặc một bộ nào đó, nên có sẵn hai bộ y hệt để thay đổi mỗi ngày. Giày không dây cột hay có vải dính. 5. Tắm rửa: Khi tắm, người bệnh hay đùa nghịch, đôi khi vùng vằng không nên cần lựa ý, tôn trọng sự riêng tư. Xem nước nóng lạnh vừa đủ. Dùng ghế tắm, tay vịn, thảm cao-su dưới đáy bồn tắm, tránh té ngã. 6. Thay đổi tính tình: Bệnh nặng hơn, trí nhớ hao mòn, khả năng cá nhân giảm, niềm tự tin mất bớt, họ trở nên nghi ngờ, bẳn gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Cần nhẹ nhàng thông cảm, vỗ về với lời nói ngắn, gọn, rõ ràng. Một cái vỗ vai nhẹ, một nụ cười, một ôm hôn để làm họ thấy được thương yêu. 7. Để tránh đi lang thang, lạc lối: Thay ổ khóa cửa mở cần chìa, gắn hệ thống báo động cửa ra vào. Cho bệnh nhân mang vòng có tên, địa chỉ. Nhờ hàng xóm để ý giùm nếu họ đi ra khỏi nhà. Trưng bày hình ảnh kỉ niệm xưa ở chỗ dễ thấy để kích động trí nhớ, nhất là những hình gợi lại sự thành công, người thân. Treo đồng hồ, lịch chữ to để nhắc nhở ngày tháng, thời gian. Phòng ở đầy đủ ánh sáng, ít đồ đạc để dễ đi lại, tránh ngã té. Con cháu tới thăm hỏi thường nhật, nhất là trẻ thơ vì chúng mang lợi ích cho mọi tuổi. (Theo Suckhoedoisong) |