Chăm sóc người cao tuổi ốm: Không cẩn trọng bệnh nặng thêm
Chăm sóc người cao tuổi, nhất là người trong tình trạng ốm, bệnh, hệ miến dịch suy yếu thì càng phải cẩn trọng hơn rất nhiều. Bời chế độ ăn đóng một phần không nhỏ trong khả năng phục hồi của người bệnh.
Chăm sóc người cao tuổi, nhất là trong tình trạng ốm, bênh, hệ miễn dịch suy yếu thì càng phải cẩn trọng hơn rất nhiều. Bởi chế độ ăn đóng một phần không nhỏ trong khả năng phục hồi của người bệnh.
Ăn nhiều là bổ ?
Ăn nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp người khỏe thêm khỏe và người ốm chóng phục hồi. Tuy nhiên điều này chỉ đúng nếu chỉ đau ốm ở mức độ trung bình. Còn với những người ốm nặng thì ăn quá “chất” lại mang đến tác dụng ngược.
Lý do là vì khi bị ốm, cơ quan tiêu hóa hoạt động kém. Cơ thể người ốm lúc này đang có xu hướng thích nghi với tình trạng bụng “rỗng”, dịch tiêu hóa không được tiết ra đầy đủ, men tiêu hoá chỉ ở mức độ cơ sở (mức độ thấp nhất). Nếu ăn thức ăn quá giàu đạm và chất dinh dưỡng sẽ khiến hệ tiêu hóa qua tải, gây nôn và tiêu chảy. Mà khi bị nôn và tiêu chảy, các chất dinh dưỡng bề mặt, các chất điện giải sẽ bị mất theo, cơ thể càng bị mất nước, rối loạn điện giải và mệt mỏi thêm.
Kiêng quá nhiều thứ
Trái ngược với quan niệm bồi bổ càng nhiều càng tốt, một số người lại có xu hướng lo sợ người ốm không hấp thu được nên chỉ cho bệnh nhân uống nước, sữa và trông chờ vào truyền dịch. Thực tế, cho ăn trở lại quá muộn thực tế sẽ làm chậm quá trình phục hồi của người bệnh.
Ba lợi ích của việc cho ăn trở lại sớm:
- Kích thích khả năng miễn dịch của hệ tiêu hoá.
- Kích thích hệ tiêu hoá làm việc trở lại, ngăn ngừa sự teo biến tự nhiên của các cơ quan tiêu hóa (sau một quá trình giảm hoạt động).
- Thải bỏ chất độc, tống thải các chất cặn bã, mầm bệnh ra ngoài. Các chất độc và mầm bệnh này nếu để ứ trệ trong hệ tiêu hóa, chúng sẽ tấn công ruột, xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh.
Lựa chọn không khoa học
Như đã nói, ở những người ốm nặng, men tiêu hóa chỉ tồn tại ở mức cơ sở vì vậy họ không còn đủ khả năng tiết ra dịch tiêu hoá quá nhiều cho các loại thực phẩm khác nhau. Những loại thực phẩm nhạy cảm với hệ tiêu hóa như đồ ăn tanh (cá, tôm, lươn, chạch, cua, trai, ốc, hến); nhiều chất béo (thịt mỡ, đồ xào, đồ chiên) hay chua (chanh, dưa cà muối) đều rất dễ gây ra rối loạn tiêu hóa. Lý do là vì chúng kích thích hệ thần kinh phó giao cảm tại ruột, làm tăng nhu động ruột và gây tiêu chảy.
Ngoài ra, bạn cũng cần cẩn trọng khi lựa chọn các loại gia vị khi chế biến món ăn cho người ốm nặng. Quá chua dễ gây đau bụng, quá cay dễ làm bỏng rát thực quản, hăng dễ gây chán ăn, đắng dễ gây nôn. Vì vậy ngay cả khi trước đó, họ là tín đồ của gia vị thì lúc bị ốm bạn cũng cần hạn chế tối đa các chất có thể gây kích thích này.
Chăm người già ốm đúng cách
- Giảm khẩu phần ăn trong một lần (khoảng nửa bát cháo nhỏ), chia thành nhiều bữa (4-5 bữa/ngày). Quang trọng là để hệ tiêu hoá quen với sự ăn trở lại chứ không phải tập cho hệ tiêu hoá có thể tiêu hoá mạnh mẽ trở lại.
- Chọn thức ăn lỏng, mềm. Ban đầu chỉ nên cho bệnh nhân ăn cháo lỏng, súp. Sau đó chuyển sang cháo đặc, mì, bún, phở. Ban đầu là cháo xay nhuyễn, sau đó là cháo xay dở và sau cùng là cháo nấu nguyên hạt.
- Không cần quá “chất”. Ban đầu chỉ cần cho ăn cháo không (chỉ nêm đường hoặc bột canh tùy sở thích). Sau một vài ngay, mới nấu chung cháo với đậu, nước thịt, thịt xay, xương hầm.
Các đối tượng cần chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt - Người ốm liệt giường, lâu ngày không ăn - Người suy mòn, người quá già - Bệnh nhân đột qụy não, chấn thương nặng, vừa trải qua phẫu thuật, phẫu thụât tim phổi… - Người NCT bị tai biến, đột quỵ, liệt nửa người - Người cao tuổi không tự chăm sóc bản thân Ban có thể có dịch vụ chăm sóc người già ốm tốt nhất tại : TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI ORIHOME Địa chỉ: Số 19 Ngõ 139 Bằng Liệt, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội Điện thoại: 096.885.0101 Email: info@orihome.com.vn Website: http://orihome.com.vn Facebook : https://www.facebook.com/orihomecentral |
PV